Đăng bởi : Dịu Dương
Nem Giao Thủy, Updated at: Những ai đã từng ăn món nem nắm Giao Thủy chắc hẳn không thể quên được hương vị đặc trưng, rất riêng của nó, bùi bùi, ngầy ngậy, thơm thơm, ăn một lần là muốn ăn mãi. Nếu không có dịp về quê hương Nam Định để thưởng thức món nem, bạn có thể tự thưởng cho mình bằng cách làm sau đây :
Nguyên liệu
- Thịt lợn: Thịt làm nem được lựa chọn kỹ càng từ thịt nạc ở hai củ mông của con lợn, lọc bỏ hết màng.
- Bì lợn: chọn bì lợn từ những con lợn khỏe mạnh, loại bỏ
hết lông và mỡ dưới da.
- Thính gạo: được chế biến từ thứ gạo tám thơm ngon nhất
vùng, sao vàng trên bếp củi nhỏ lửa rồi nghiền nhỏ thành dạng bột.
- Nước mắm: nước mắm để làm nem
là nước mắm Sa Châu – nước mắm nổi tiếng được làm thủ công theo phương pháp cổ
truyền (làng Sa Châu hay còn gọi là làng Gòi thuộc xã Giao Châu, huyệnGiao
Thủy,Nam Định). - Gia vị khác: tỏi, lá sung, lá đinh lăng,…
Chế biến
- Bì lợn được luộc chín tới để bì vừa trắng, vừa giòn dai lại vừa mềm; bì lợn được thái mỏng bằng tay theo phương pháp thủ công, có thể lọc mỏng bì rồi thái chỉ mỏng như sợi miến hoặc cũng có thể thái to bản mỏng tùy theo khẩu vị của người ăn.
- Thịt lợn nạc mông được luộc chín tái để khi chế
biến nem có vị ngọt và bùi (nếu luộc chín kỹ nem ăn sẽ bị nhạt và rời rạc), sau
khi luộc thịt được thái mỏng rồi chần bằng sống dao cho mềm.
- Tỏi đập dập băm nhỏ, lá sung, lá đinh lăng rửa
sạch, để ráo nước.
Khi chế biến cần trộn thịt, nước mắm, tỏi và các gia vị khác
vào, nêm vừa miệng rồi cho thính gạo vào bóp đều tay để nem được nhuyễn đều và
chín thịt lòng đào, rồi trộn đều với bì lợn đã thái mỏng. Sau đó nắm thành từng
nắm và gói lại cùng với lá sung, lá đinh lăng hoặc ăn ngay theo nhu cầu.
Cách dùng:
Khi thưởng thức, người ăn cần gắp từng miếng nem rồi cuốn với lá
sung, lá đinh lăng thành miếng dài rồi chấm với nước mắm chua ngọt hoặc nước
mắm Sa Châu nguyên chất. Khi nhai miếng nem ta cảm thấy cái mềm mềm, bùi bùi,
ngầy ngậy của thịt; cái dai dai giòn giòn của bì lợn; cái hương thơm đồng nội
của thính gạo cùng với vị cay nồng của tỏi; vị chát của lá sung kết hợp với vị
đăng đắng của lá đinh lăng,… Tất cả những hương vị tinh túy đó của nem nắm Giao Thủy hòa quyện vào nhau tạo nên một vị đặc
trưng đủ sức làm mê hoặc bất cứ ai có cơ hội thưởng thức.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét