ĐẶC SẢN NEM NẮM GIAO THỦY


Đăng bởi : Dịu Dương
Nem Giao Thủy, Updated at:

Dân gian ta từng có câu :
                                “ Tay cầm bầu rượu nắm nem
                                   Mải vui quên mất lời em dặn dò ”
     Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, món nem nắm Giao Thủy được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và đã trở thành “thương hiệu”, được coi là món đặc sản của người dân Giao Thủy nói riêng và người dân Nam Định nói chung.

      Tương truyền, khi Phủ Thiên trường trở thành kinh đô thứ 2 của vương triều Trần thì cùng với nó là sự hình thành của các làng nghề.Theo truyền thống các địa phương trong cả nước, nơi nào có của ngon vật lạ thường mang lên dâng tiến Vua. Món nem nắm Giao Thủy thời đó cũng được nhân dân trong vùng dâng lên để Ngài ngự. Sau khi thưởng thức Nhà Vua khen ngon và nem nắm Giao Thủy cũng trở thành món ăn được nhiều người biết đến từ bấy giờ.

nem nắm Giao Thủy

Nem nắm Giao Thủy

        Ngày nay, nem nắm Giao Thủy là món ăn rất được ưa chuộng trong các bữa tiệc liên hoan, hội hè, đình đám...món ăn dân dã, mộc mạc ấy đã vượt qua "cổng làng" để đến với khắp mọi miền của đất nước và cả nước ngoài với những cách thức chế biến khác nhau. Tuy nhiên chỉ khi nào du khách có dịp về thăm mảnh đất Giao Thủy, được thưởng thức món nem nắm do chính người dân nơi đây chế biến bằng bí quyết cổ truyền thì mới có thể cảm nhận hết được hương vị đậm đà đặc trưng của nó.
      Nem nắm Giao Thủy được làm từ bì và thịt lợn, nguyên liệu bì lợn phải được tuyển chọn từ những con lợn khỏe, những miếng bì phải được àm thật sạch lông và dính chút mỡ, thường thì người ta chọn miếng bì ở phần đầu vừa không dày lại không nhiều mỡ, sẽ không ngán và nem kho nắm không bị ướt nhão. Bì lợn dùng làm nem được thái thủ công bằng tay, tuyệt đối không được thái bằng máy thái. Thịt lợn phải được lấy từ lò mổ khi miếng thịt còn nóng hổi và không được đặt xuống đất, không được rửa nước lạnh để thịt ngon và dẻo hơn.
       Mùi thơm, vị bùi của món nem nắm phần nhiều là nhờ thính gạo tạo nên. Người Giao Thủy đã dùng thứ gạo tám thơm ngon nhất vùng sao vàng trên bếp củi nhỏ lửa sau đó nghiền nhỏ ra để làm thính, do đó tạo nên hương vị đặc trưng khác biệt so với thính gạo các vùng khác.
       Cái khéo léo tài tình khi chế biến món nem nắm là gia vị khi pha chế, trộn nem phải cho đều tay và bóp thuần thục để nem được nhuyễn đều và làm chín thịt lòng đào. Nước mắm chấm nem phải tổng hợp đủ vị cay, chua, mặn, ngọt.
       Có thể nhiều người còn chưa biết người bạn không thể tách rời của nem nắm Giao Thủy là nước mắm Sa Châu (thuộc xã Giao Châu huyện Giao Thủy, Nam Định) đây là thứ nước mắm chấm được làm theo cách cổ truyền cũng rất nổi tiếng. Về công đoạn làm nước mắm hơi kỳ công một chút, đó là cá được nấu chín tự nhiên, không qua tẩm ướp sau chừng 6 tháng mới mang ra vắt lấy nước mắm nguyên chất. Sau đó, nắm lại được phơi nắng nóng rồi cho vào vại sành chôn xuống đất thêm 6 tháng nữa. Như vậy là phải mất một năm, nước mắm Sa Châu mới được mang ra để ăn với nem nắm Giao Thủy.

     
nem nắm Giao thủy, nước mắm Sa Châu, rượu Binh Ri

Bộ 3 đặc sản: nem nắm Giao Thủy, nước mắm Sa Châu và rượu Bỉnh Ri

     Cuối cùng, để thưởng thức món nem nắm Giao Thủy, bạn chỉ cần cuốn nem nắm vào lá sung, thêm ít rau thơm rồi nhón qua bát nước mắm Sa Châu là xong. Vị béo ngầy ngậy nhưng không ngán cùng với đắng chát nhẹ của đinh lăng sẽ làm bạn nhớ mãi không quên nơi đầu môi..



0 nhận xét:

Đăng nhận xét