Đặc sản Nha Trang gồm rất nhiều món gắn với hương vị biển, nhưng cũng có những món nghe qua chẳng có gì dính dáng đến biển, trong đó có nem nướng. Từng cuốn thịt chín vàng, thơm nồng, ăn kèm với các loại rau thơm và xà lách, nước chấm ăn kèm với nem được nấu từ gan, tôm, thịt và tương đậu tạo hương vị đặc biệt.
nem nướng Nha Trang
Nem nướng Nha Trang

Nguyên liệu:

- 600g thịt nạc mông xay nhuyễn, hoặc dùng thịt nạc vai
- 100g mỡ
- Gia vị ướp vào thịt : 3 thìa canh nước mắm, 1 thìa nhỏ muối, 3 thìa canh đường, 1/2 thìa nhỏ bột nở, 1 thìa nhỏ hạt tiêu, 2 thìa canh bột năng, 2 thìa nhỏ dầu điều (để tạo màu) và hành khô.
- Phần nước chấm: 150g tôm, 150g thịt nạc xay, 100g gan lợn, 1/2 bát con gạo nếp, 1/2 bát con tương đậu nành, hay tương cự đà, hoặc tương ăn phở, muối, đường, dầu điều, hành khô và nước mắm.
- Rau ăn kèm: rau thơm, rau răm, húng lủi, dưa leo, có thể thêm khế chua hoặc chuối xanh.
- Bún, bánh tráng cuốn ăn kèm, ớt quả, lạc rang vàng, giã thô.
- Que tre dùng để nướng thịt.
Cách làm:
Bước 1:
- Mỡ rửa sạch, thái hạt lựu nhỏ.
Bước 2:
- Đổ thịt ra bát, thêm mỡ và hỗn hợp gia vị ướp thịt vào bát thịt, hành khô thái nhỏ, trộn đều, dùng thìa lớn quết nhuyễn để hỗn hợp thịt được dai. Bọc kín cho vào tủ lạnh để qua đêm.
Bước 3:
- Tay thoa dầu ăn, dùng thìa múc một ít hỗn hợp thịt quấn đều ở que tre, nướng trên than hoa đến khi chín vàng hoặc dùng bếp điện để nướng. Nếu có lò nướng, bạn nướng ở nhiệt độ 160 độ C, nướng 10 - 15 phút mỗi mặt, khi nướng phết ít hỗn hợp dầu ăn lên bề mặt để thịt không bị khô.
Bước 4:
- Gạo nếp đãi nhiều lần cho sạch nước, ngâm gạo vào thố nước lạnh, ngâm qua đêm hoặc ngâm khoảng 5 tiếng.
- Tiếp theo cho gạo nếp vào nồi, thêm một bát con nước lọc, đun sôi, đến khi gạo mềm, đổ gạo ra bát, dùng thìa tán nhuyễn gạo.
Bước 5:
- Tôm bóc nõn, rút chỉ đen, giã thô. Thịt nạc xay đổ ra bát. Gan lợn rửa sạch, băm nhuyễn.
Bước 6:
- Đun nóng ba thìa nhỏ dầu điều, đổ hành khô phi thơm, thêm tôm vào xào cùng. Xào khoảng từ 3 đến 5 phút.
Bước 7:
- Sau đó thêm thịt xay, gan lợn vào xào cùng, xào chín. Đổ hỗn hợp ra máy sinh tố, hoặc máy xay thịt, xay thật mịn một lần nữa.
Bước 8:
- Đổ từ từ bát tương vào chảo, vừa đổ vừa dùng đũa khuấy đều, nêm đường, muối, nước mắm vừa ăn, gia giảm theo sở thích của bạn.
Bước 9:
- Đun từ 10 đến 20 phút đến khi hỗn hợp sánh đặc lại, tắt bếp.
- Múc nước chấm ra bát nhỏ, thêm lạc đã giã thô, có thể thêm ớt quả, hay tương ớt cay.
Bước 10:
- Rau xà lách, rau thơm, rau răm, húng lủi, rửa sạch.
Bước 11:
- Dưa leo rửa sạch, bỏ ruột, thái khúc ngắn vừa ăn.
Bước 12:
- Khi dùng, bạn xếp thịt ra đĩa, thêm bún, rau xà lách, và các loại rau ăn kèm, cuốn kèm với bánh tráng và chấm với nước chấm đã pha.

nem nướng Nha Trang



Đăng bởi : Dịu Dương
Nem Giao Thủy, Updated at:

Chúng tôi chuyên bán và phân phối nem nắm Giao Thủy uy tín chất lượng, ngon, bổ, rẻ cho các nhà hàng, tổ chức, cá nhân trên địa bàn Hà Nội, đảm bảo nem nắm chính gốc Giao Thủy rõ nguồn gốc xuất xứ và được đặt hàng và vận chuyển trong ngày, miễn phí vận chuyển trong bán kính 10km… Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ hotline 0168.997.8193 – Miss Dịu

Dưới đây là đôi dòng giới thiệu về Nem nắm Giao Thủy

nem nắm Giao Thủy

Nem nắm Giao Thủy
-       Nem nắm Giao Thủy là món ăn đặc sản của huyện Giao Thủy, tỉnh Nam định, ngày xưa đã được dâng lên vua Trần để thưởng thức
-       Nem nắm Giao Thủy là món ăn được ưa chuộng trong các bữa tiệc liên hoan, hội hè, đình đám…Món ăn dân dã, mộc mạc ấy đã vượt qua "cổng làng" để đến với khắp mọi miền của đất nước và cả nước ngoài với những cách thức chế biến khác nhau. Tuy nhiên chỉ khi nào du khách có dịp về thăm mảnh đất Giao Thủy, được thưởng thức món nem nắm do chính người dân nơi đây chế biến bằng bí quyết cổ truyền thì mới có thể cảm nhận hết được hương vị đậm đà đặc trưng của nó.
-       Để có nắm nem ngon, nguyên liệu bì lợn phải được tuyển chọn từ những con lợn khỏe, miếng bì phải làm sạch lông và dính chút mỡ, thường chọn miếng bì ở phần đầu vừa không dày, lại không nhiều mỡ, sẽ không ngán và nắm nem không bị ướt nhão. Thịt lợn phải được lấy từ lò mổ khi miếng thịt còn nóng hổi và không được đặt xuống đất, không được rửa nước lạnh để thịt ngon và dẻo hơn. Điều làm nên mùi thơm của nem nắm Giao Thủy chính là thính, phải làm từ gạo tám Nam Định mới dậy mùi. Gạo ngâm trong nước qua một đêm rồi để ráo nước, đem rang lên rồi xay thành bột, có màu vàng ngà ngà, thơm phức, vị ngậy. Thính sau đó được trộn đều với bì lợn và thịt lợn đã sơ chế ở trên. Từng hạt thính nhỏ li ti quyện chặt lấy từng sợi bì, đảo đều tay nghe xào xạo vui tai, rồi nắm chặt.
-       Khi thưởng thức nem nắm Giao Thủy, chỉ cần gắp từng miếng nem trong nắm rồi cuốn với lá Sung, lá Đinh Lăng thành miếng dài. Chấm với thứ nước mắm vừa pha, một vị ngọt của thịt, vị thơm của thính, sừn sựt của bì lợn quyện với vị bùi của lá sung, ăn đậm đà rất kỳ thú trong miệng.
Cách bảo quản: Nên ăn ngay sau khi mua. Nếu bạn chưa ăn ngay, nên để trong ngăn mát tủ lạnh và buộc kín. Hạn sử dụng: 3 đến 5 ngày trong điều kiện thường. 1 tuần nếu bạn để trong tủ lạnh(1 nắm nem: 200 g)


Đăng bởi : Dịu Dương
Nem Giao Thủy, Updated at:

Món cá nướng này là một đặc sản "hiếm có, khó tìm", nếu có người thân quen, bạn nên đặt trước nếu không sẽ chẳng bao giờ được nếm thử.
Nếu có dịp ghé qua xã Phương Đinh, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định những ngày đầu xuân, vào bất cứ gia đình nào, bên cạnh những món ăn truyền thống, bạn sẽ được chủ nhà mời một món cá nướng rất đặc biệt - cá nướng úp chậu, ăn xong bạn còn muốn... xin về.
Đó là món cá nướng úp chậu với phần da cá vàng ươm, giòn dai như mực nướng, phần thịt chắc nịch, thơm phức. Món cá chỉ cần bảo quản trong ngăn lạnh hoặc treo gác bếp có thể để được cả tuần. Khi ăn, chỉ cần nướng qua than hoa dăm mười phút là có thể nhậu hết vài cút rượu.
Không biết món cá này xuất hiện từ bao giờ nhưng theo nhiều người dân trong xã Phương Định cứ khoảng 25 Tết, nhà nhà lại nô nức đi đánh cá, mua cá để làm món cá nướng có một không hai này.
Sau khi mua cá ở chợ hoặc đánh dưới đầm lên, gia chủ cắt cá làm đôi, làm ba (tùy theo kích cỡ của cá), rửa sạch, cho cá vào một chiếc chậu nhỏ, ướp bột canh, sả, gừng với thời gian khoảng 30 phút cho cá ngấm gia vị.
Tiếp đó, người chế biến sẽ trải một lượt rơm nếp dày chừng 3cm xuống nền bếp, đặt cá lên, dùng lá chuối tươi phủ kín bề mặt cá và lấy một chiếc chậu nhôm úp lên trên cá.
Khi việc chuẩn bị đã xong, người chế biến phủ rơm lên thành chậu và đốt.
Sau khoảng 30 phút đốt bằng rơm thì lấy vỏ trấu phủ lên trên thành chậu một lớp dày rồi tiếp tục đốt.
Rơm và trấu cháy âm ỉ suốt 5 tiếng, sau đó cá được lật mặt và tiếp tục ủ trấu nóng trong 5 - 6 tiếng nữa.
Khi cá chín vàng, thơm lựng, ấn vào thấy khô là hoàn tất.  Muốn cá nướng ngon, phải biết canh lửa, kiên trì. Nếu người nướng nóng vội cho lửa cháy to, cá sẽ bị chín ép, bị cháy, còn khi ít lửa, cá chín không đều, thịt thường không có mùi thơm.
Cách chế biến tuy đòi hỏi sự cầu kỳ, kiên trì nhưng ở Nam Định, hầu hết các gia đình đều chuẩn bị một vài khúc cá cho ngày tết.
Khi ăn, cá được chấm nước mắm pha gừng, vừa cay, vừa bùi, thơm mùi rơm nếp.
Dưới đây là một số hình ảnh về công đoạn chế biến món cá nướng úp chậu

cá được rửa sạch, cắt khúc

Cá được rửa sạch, cắt khúc

cá nướng úp chậu
Nhồi lá đinh lăng vào cá cho thơm
cá nướng úp chậu
Sau đó cá được cho vào một thau nhỏ ướp gia vị
cá nướng úp chậu
Xếp cá lên trên rơm chuẩn bị cho vào nướng
cá nướng úp chậu
Úp chậu, chuẩn bị nướng
cá nướng úp chậu
Phủ kín rơm xung quanh chậu
cá nướng úp chậu
Rắc trấu để giữ nhiệt
cá nướng úp chậu
Sau 10 tiếng, món cá nướng đã hoàn tất










Đăng bởi : Dịu Dương
Nem Giao Thủy, Updated at:


Đăng bởi : Dịu Dương
Nem Giao Thủy, Updated at:

Đặc sản Nam Định không chỉ có nem nắm Giao Thủy, cá trắm kho cổ truyền, mà còn có gạo tám Hải Hậu (gạo Tám xoan) – loại gạo kén cả nồi thổi lẫn thức ăn đi cùng.

gạo tám xoan

Theo các cụ "lão nông tri điền" ở Hải Hậu - nơi có gạo Tám xoan nổi tiếng cả nước, thứ gạo trắng trong, thơm ngon tinh khiết này là sự gắn kết tuyệt vời của thiên nhiên và con người. Cũng như nhãn Hưng Yên, cam Bố Hạ, chè Thái Nguyên,... đâu phải xã nào, huyện nào cũng trồng được. ở Hải Hậu, gạo Tám Xoan chỉ trồng được ở vùng đất "Cửu An, Nhất Phúc" (tên gọi của 9 thôn có chữ đầu là An và thôn Phúc Khải) của vùng ven sông Ninh và sông Kim Giang.

Hải Hậu vốn là huyện có trình độ thâm canh và năng suất lúa cao trong cả nước. Cụ Hiếu ở xã Hải Giang - người cao tuổi nhất trong xã đã 70 năm sống bằng nghề nông - cho biết: "Trồng lúa Tám khó và công phu lắm. Nhưng công người bỏ ra bao nhiêu thì hạt gạo dâng tặng lại cho hương thơm bấy nhiêu. Chứ lúa Tám mà cứ trồng tràn lan và bón đầy phân hoá học thì khi thổi cơm chỉ có mà nhạt thếch".

cánh đồng lúa tám xoan

      Vào vụ gặt, nếu ai có dịp đi qua những cánh đồng của các xã Hải Toàn, Hải Phong, Hải An, Hải Giang,... những nơi có diện tích trồng lúa Tám dường như đều cảm thấy bầu không khí như được ướp hương thơm. Ra khỏi làng rồi mà vẫn tưởng như hương thơm lúa Tám phảng phất đâu đây. Vào nhà nào mà thấy ngoài những cót thóc tẻ lại có chum vại, phủ lá chuối khô đậy kỹ lưỡng thì biết là đựng thóc Tám. Những năm gần đây, với xu thế sản xuất hàng nông sản, ngoài các xã chuyên canh, một số địa phương khác trong huyện cũng chọn vùng đất tốt chuyển sang cấy lúa Tám. Chính vì thế sản lượng gạo Tám ở Hải Hậu có năm lên tới 10 nghìn tấn. Gạo xuất bán theo đường tiểu ngạch ra nước ngoài, bán trên thị trường trong Nam ngoài Bắc, nhưng tiêu thụ mạnh nhất vẫn là Hà Nội. Chả thế, một thời gạo Tám xoan đã khiến cả dãy phố Hà Nội trở nên nổi tiếng. Khách sang, kén ăn dù ở đâu về cũng tìm đến phố cơm Tám giò chả Hàng Buồm để thưởng thức.
                                             “Cơm tám ăn với chả chim
                     Chồng đẹp, vợ đẹp những nhìn mà no”


AI CÓ NHU CẦU GIAO HÀNG TẬN NƠI Ở HÀ NỘI THÌ PM NHÉ : 016899.978.193

Đăng bởi : Dịu Dương
Nem Giao Thủy, Updated at:

Dân gian ta từng có câu :
                                “ Tay cầm bầu rượu nắm nem
                                   Mải vui quên mất lời em dặn dò ”
     Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, món nem nắm Giao Thủy được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và đã trở thành “thương hiệu”, được coi là món đặc sản của người dân Giao Thủy nói riêng và người dân Nam Định nói chung.

      Tương truyền, khi Phủ Thiên trường trở thành kinh đô thứ 2 của vương triều Trần thì cùng với nó là sự hình thành của các làng nghề.Theo truyền thống các địa phương trong cả nước, nơi nào có của ngon vật lạ thường mang lên dâng tiến Vua. Món nem nắm Giao Thủy thời đó cũng được nhân dân trong vùng dâng lên để Ngài ngự. Sau khi thưởng thức Nhà Vua khen ngon và nem nắm Giao Thủy cũng trở thành món ăn được nhiều người biết đến từ bấy giờ.

nem nắm Giao Thủy

Nem nắm Giao Thủy

        Ngày nay, nem nắm Giao Thủy là món ăn rất được ưa chuộng trong các bữa tiệc liên hoan, hội hè, đình đám...món ăn dân dã, mộc mạc ấy đã vượt qua "cổng làng" để đến với khắp mọi miền của đất nước và cả nước ngoài với những cách thức chế biến khác nhau. Tuy nhiên chỉ khi nào du khách có dịp về thăm mảnh đất Giao Thủy, được thưởng thức món nem nắm do chính người dân nơi đây chế biến bằng bí quyết cổ truyền thì mới có thể cảm nhận hết được hương vị đậm đà đặc trưng của nó.
      Nem nắm Giao Thủy được làm từ bì và thịt lợn, nguyên liệu bì lợn phải được tuyển chọn từ những con lợn khỏe, những miếng bì phải được àm thật sạch lông và dính chút mỡ, thường thì người ta chọn miếng bì ở phần đầu vừa không dày lại không nhiều mỡ, sẽ không ngán và nem kho nắm không bị ướt nhão. Bì lợn dùng làm nem được thái thủ công bằng tay, tuyệt đối không được thái bằng máy thái. Thịt lợn phải được lấy từ lò mổ khi miếng thịt còn nóng hổi và không được đặt xuống đất, không được rửa nước lạnh để thịt ngon và dẻo hơn.
       Mùi thơm, vị bùi của món nem nắm phần nhiều là nhờ thính gạo tạo nên. Người Giao Thủy đã dùng thứ gạo tám thơm ngon nhất vùng sao vàng trên bếp củi nhỏ lửa sau đó nghiền nhỏ ra để làm thính, do đó tạo nên hương vị đặc trưng khác biệt so với thính gạo các vùng khác.
       Cái khéo léo tài tình khi chế biến món nem nắm là gia vị khi pha chế, trộn nem phải cho đều tay và bóp thuần thục để nem được nhuyễn đều và làm chín thịt lòng đào. Nước mắm chấm nem phải tổng hợp đủ vị cay, chua, mặn, ngọt.
       Có thể nhiều người còn chưa biết người bạn không thể tách rời của nem nắm Giao Thủy là nước mắm Sa Châu (thuộc xã Giao Châu huyện Giao Thủy, Nam Định) đây là thứ nước mắm chấm được làm theo cách cổ truyền cũng rất nổi tiếng. Về công đoạn làm nước mắm hơi kỳ công một chút, đó là cá được nấu chín tự nhiên, không qua tẩm ướp sau chừng 6 tháng mới mang ra vắt lấy nước mắm nguyên chất. Sau đó, nắm lại được phơi nắng nóng rồi cho vào vại sành chôn xuống đất thêm 6 tháng nữa. Như vậy là phải mất một năm, nước mắm Sa Châu mới được mang ra để ăn với nem nắm Giao Thủy.

     
nem nắm Giao thủy, nước mắm Sa Châu, rượu Binh Ri

Bộ 3 đặc sản: nem nắm Giao Thủy, nước mắm Sa Châu và rượu Bỉnh Ri

     Cuối cùng, để thưởng thức món nem nắm Giao Thủy, bạn chỉ cần cuốn nem nắm vào lá sung, thêm ít rau thơm rồi nhón qua bát nước mắm Sa Châu là xong. Vị béo ngầy ngậy nhưng không ngán cùng với đắng chát nhẹ của đinh lăng sẽ làm bạn nhớ mãi không quên nơi đầu môi..




Đăng bởi : Dịu Dương
Nem Giao Thủy, Updated at:

    Những ai đã từng ăn món nem nắm Giao Thủy chắc hẳn không thể quên được hương vị đặc trưng, rất riêng của nó, bùi bùi, ngầy ngậy, thơm thơm, ăn một lần là muốn ăn mãi. Nếu không có dịp về quê hương Nam Định để thưởng thức món nem, bạn có thể tự thưởng cho mình bằng cách làm sau đây :

 Nguyên liệu

 - Thịt lợn: Thịt làm nem được lựa chọn kỹ càng từ thịt nạc ở hai củ mông của con lợn, lọc bỏ hết màng.
 - Bì lợn: chọn bì lợn từ những con lợn khỏe mạnh, loại bỏ hết lông và mỡ dưới da.
 - Thính gạo: được chế biến từ thứ gạo tám thơm ngon nhất vùng, sao vàng trên bếp củi nhỏ lửa rồi nghiền nhỏ thành dạng bột.



- Nước mắm: nước mắm để làm nem là nước mắm Sa Châu – nước mắm nổi tiếng được làm thủ công theo phương pháp cổ truyền (làng Sa Châu hay còn gọi là làng Gòi thuộc xã Giao Châu, huyệnGiao Thủy,Nam Định). - Gia vị khác: tỏi, lá sung, lá đinh lăng,…

Chế biến


- Bì lợn được luộc chín tới để bì vừa trắng, vừa giòn dai lại vừa mềm; bì lợn được thái mỏng bằng tay theo phương pháp thủ công, có thể lọc mỏng bì rồi thái chỉ mỏng như sợi miến hoặc cũng có thể thái to bản mỏng tùy theo khẩu vị của người ăn.

-   Thịt lợn nạc mông được luộc chín tái để khi chế biến nem có vị ngọt và bùi (nếu luộc chín kỹ nem ăn sẽ bị nhạt và rời rạc), sau khi luộc thịt được thái mỏng rồi chần bằng sống dao cho mềm.


-   Tỏi đập dập băm nhỏ, lá sung, lá đinh lăng rửa sạch, để ráo nước.
Khi chế biến cần trộn thịt, nước mắm, tỏi và các gia vị khác vào, nêm vừa miệng rồi cho thính gạo vào bóp đều tay để nem được nhuyễn đều và chín thịt lòng đào, rồi trộn đều với bì lợn đã thái mỏng. Sau đó nắm thành từng nắm và gói lại cùng với lá sung, lá đinh lăng hoặc ăn ngay theo nhu cầu.

Cách dùng:

Khi thưởng thức, người ăn cần gắp từng miếng nem rồi cuốn với lá sung, lá đinh lăng thành miếng dài rồi chấm với nước mắm chua ngọt hoặc nước mắm Sa Châu nguyên chất. Khi nhai miếng nem ta cảm thấy cái mềm mềm, bùi bùi, ngầy ngậy của thịt; cái dai dai giòn giòn của bì lợn; cái hương thơm đồng nội của thính gạo cùng với vị cay nồng của tỏi; vị chát của lá sung kết hợp với vị đăng đắng của lá đinh lăng,… Tất cả những hương vị tinh túy đó của nem nắm Giao Thủy hòa quyện vào nhau tạo nên một vị đặc trưng đủ sức làm mê hoặc bất cứ ai có cơ hội thưởng thức.